Cây sâm bố chính: Một loài hoa đẹp cũng là một vị thuốc
 Danh mục: Bài viết: Sâm bố chính
 Tác giả: Bán Hàng
 2022-08-04 13:42:59

Bộ phận dùng của cây sâm bố chính

Rễ của sâm bố chính là bộ phận thường được dùng làm thuốc. Để thu hái rễ cây, người ta thường thu hái vào mùa thu đông và cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô hoặc có thể đồ chín rồi mới phơi hay sấy.

Thành phần hóa học trong sâm bố chính

Theo tác giả Đỗ Tất Lợi (1999), thành phần rễ của sâm bố chính chứa đến 30-40% là chất nhầy. Dựa theo chỉ số này mà Dược điển Việt Nam II cũng đã quy định rễ của sâm bố chính phải chứa 30-40% chất nhầy tính theo khối lượng dược liệu khô kiệt.

Theo phân tích thành phần của tác giả Trần Công Luận và cộng sự (2001) trên đối tượng rễ cây sâm bố chính ở Bạc Liêu đã cho thấy thành phần dược liệu này gồm có: phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic. Trong đó chất nhầy chiếm 18.92% bao gồm D-glucose và L-rhamnose. Ngoài ra, thành phần rễ cây sâm bố chính còn chứa các nguyên tố vi lượng khác như sắt, kẽm,…

Dược liệu cây sâm bố chính có những công dụng gì?

Rễ cây sâm bố chính có vị ngọt, hơi nhớt và tính bình, quy vào 2 kinh là tỳ và phế. Vì thế, dược liệu này có tác dụng bổ khí, ích huyết, chỉ khát, sinh tân dịch. Nếu rễ sâm bố chính được sao với gạo thì sẽ mang tính ấm, tỳ vị và tăng cường sức khỏe, tốt cho tiêu hóa.

Nhờ các tác dụng này mà theo y học cổ truyền, rễ cây sâm bố chính thường được dùng để:

Sâm bố chính có những tác dụng dược lý gì?

Nghiên cứu trên chuột nhắt trắng cho thấy cao cồn sâm bố chính khi dùng đường uống hay tiêm phúc mạc thể hiện khả năng đối kháng với tác dụng của amphetamin, kéo dài thời gian gây ngủ của barbituric và chống co giật bởi pentetrazol. Điều này chứng minh rằng sâm bố chính có tác dụng an thần và ức chế thần kinh trung ương.

Trà hoa sâm bố chính điều trị mất ngủ một cách hiệu quả!

Vườn Hoa Sâm Võ Dũng